5 lời khuyên vàng của chuyên gia về cách làm giảm acid uric trong máu

5 lời khuyên vàng của chuyên gia về cách làm giảm acid uric trong máu

Bệnh gút (còn gọi là bệnh thống phong) là một dạng của viêm khớp, đây là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urate) ở một số tổ chức, cơ quan và gây bệnh ở đó do tăng acid uric máu trong thời gian dài. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần…

5 lời khuyên vàng của chuyên gia về cách làm giảm acid uric trong máu
5 lời khuyên vàng của chuyên gia về cách làm giảm acid uric trong máu

1. Triệu chứng của người mắc bệnh gút

  • Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
  • Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.
  • Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gút (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
  • Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.

2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gút:

Theo khuyến cáo của Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc, bệnh nhân gút cần có chế độ ăn hợp lý:

3. Biện pháp nào có thể giảm acid uric trong máu tốt nhất?

Đề giúp ổn định các chỉ số trong máu, giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh, bạn nên thực hiện một số lời khuyên như sau:

3.1. Chế độ dinh dưỡng

– Thực phẩm nên hạn chế: 

Thịt: chỉ nên sử dụng các món ăn từ thịt một cách vừa phải, nhất là thịt dê, cừu, bò, chó, nội tạng các loài động vật,… 

Hải sản: đối với những người có tiền sử hoặc đang các triệu chứng liên quan, kiêng ăn hải sản (cá biển, tôm, cua, mực,…) là một việc rất cần thiết để tránh gây dư thừa lượng purin trong cơ thể.

Chất béo: cần lưu ý hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo ví dụ như bơ, phô mai, các món ăn chiên rán, đóng gói sẵn,…

– Thực phẩm nên ăn: 

Tăng cường rau củ, trái cây để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C giúp điều hòa nồng độ các chất trong máu như chuối, táo, cam, dứa, ổi,… Những thực phẩm giàu chất xơ bạn nên dùng như cần tây, rau cải, bí đỏ, súp lơ xanh,…

– Một số thực phẩm khác:

Sữa: các loại sữa ít béo, sữa chua, sữa đậu nành đều rất tốt cho người có nồng độ các chất trong máu bất thường do đó có thể giảm acid uric trong máu.

Tỏi: với 1 – 2 tép mỗi ngày, bạn có thể giúp cơ thể điều hòa nồng độ axit uric trong máu bằng các thành phần dinh dưỡng có trong tỏi. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, hỗ trợ ổn định huyết áp, các bệnh về tim mạch,…

Giấm táo: axit malic có trong giấm táo có thể giúp phá vỡ các tinh thể urat lắng đọng, từ đó đào thải ra khỏi cơ thể.

Dầu oliu: thành phần dinh dưỡng của dầu oliu bao gồm cả polyphenol, giúp bổ sung chất béo cho cơ thể một cách lành mạnh, an toàn, giảm nguy cơ các biến chứng về bệnh gout.

2.2. Bổ sung nước để giảm acid uric trong máu

Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối tránh thói quen nhịn tiểu để cơ thể không bị ứ đọng các chất độc hại, quá trình đào thải cũng được diễn ra thuận lợi. 

Đồng thời còn có thể phòng tránh các bệnh liên quan về đường tiết niệu như sỏi niệu quản, viêm bàng quang,… Cần tránh xa các thức uống có cồn để phòng tránh các hậu quả do chúng mang lại, ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

2.3. Cân nặng

Kiểm soát cân nặng, giữ gìn một vóc dáng cân đối ngoài tính thẩm mỹ ra bạn còn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tật, ổn định nồng độ axit uric máu hiệu quả và phòng tránh nhiều căn bệnh khác (như xơ vữa động mạch, nhồi máu não, mỡ máu cao, tăng huyết áp,…).

2.4. Vận động thường xuyên để giảm acid uric trong máu

Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa, ổn định các chức năng sinh lý trong cơ thể. 

Duy trì đều đặn mỗi ngày tối thiểu 30 phút vận động khiến sức đề kháng được nâng cao hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn và thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội hay làm việc nhà,…

2.5. Thăm khám định kỳ

Kiểm tra sức khỏe, làm các xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện được các dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn sớm. 

Từ đó bạn sẽ được tư vấn và đưa ra những phương án giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh, bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn cải thiện và nâng cao chất lượng sức khỏe.

Việc quan tâm và thường xuyên theo dõi sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Giúp bạn nhận biết được dấu hiệu của sự tăng cao bất thường của axit uric trong máu, cũng như các bệnh lý khác. 

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *