Hiện nay, bệnh gout không còn là căn bệnh của riêng người giàu, chúng đã xâm nhập tới mọi đối tượng và ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc căn bệnh này. Vậy đâu sẽ là những giải pháp để giảm nguy cơ bị gout, hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
1. Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (gút) hay còn gọi là thống phong là một dạng viêm khớp phổ biến, nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa các nhân purin khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng.
Dấu hiệu để nhận biết đó là người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội, gây sưng đỏ ở các khớp ngón chân, tay, khuỷu tay, đầu gối…thậm chí khiến người bệnh bị hạn chế việc di chuyển trong những ngày phát bệnh.
2. Những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh gout.
- Nam giới sau tuổi 40:
Đặc điểm chung thường nhận thấy ở những người trong độ tuổi này là có rất nhiều mối quan hệ xã hội, vì vậy việc tham gia các buổi gặp mặt và giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Theo nghiên cứu được thực hiện gần đây, có đến hơn 80% người bị bệnh gout nằm trong độ tuổi này, nguyên nhân là do họ có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, tiêu thụ nhiều đạm động vật (tôm, cua, cá, thịt chó…) trong khẩu phần ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với các độ tuổi còn lại.
- Phụ nữ ở tuổi mãn kinh:
Trong giai đoạn này, người phụ nữ thường phải đối mặt với các nguy cơ rối loạn nội tiết tố, đặt biệt là rối loạn estrogen, điều này làm tăng khả năng giúp thận bài tiết ra acid uric. Nhóm đối tượng này thường không dễ mắc bệnh, tuy nhiên, nếu duy trì một lối sống không lành mạnh hoặc lạm dụng rượu bia cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh.
Di truyền:
Theo khảo sát chỉ ra chúng ta sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những người bình thường khi tiền sử gia đình bị bệnh.
- Đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh:
Trong quá trình dùng thuốc để chữa trị một số căn bệnh khác chúng ta cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout khi độ acid uric trong cơ thể tăng do sử dụng các loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
- Các vấn đề sức khỏe khác:
Suy thận và các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao. Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như tăng huyết áp, tiểu đường…
Ngoài ra thừa cân béo phì cũng là một vấn đề đáng lo ngại cho những người đang có nguy cơ bị bệnh gout. Lượng acid uric trong máu có khả năng tăng cao hơn bình thường và dẫn đến căn bệnh này một cách dễ dàng hơn.
3. Những lời khuyên của các chuyên gia để giảm nguy cơ bị gout.
Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp.
Chế độ ăn uống là yếu tố tiên quyết cần quan tâm đến cho những người đã đang và sẽ mắc phải căn bệnh này. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ bị gout ở những người chưa từng hoặc đang có nguy cơ bị mắc. Đặc biệt, đối với bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này, một chế độ ăn uống khoa học có thể làm giảm tần suất và mức độ đau đớn khi gặp tình trạng tái phát.
Một số thực phẩm an toàn mà vẫn mang lại đủ năng lượng một ngày cho người bệnh gout người bệnh có thể tham khảo tại đây:
- Các loại cá ít chất đạm như: cá diêu hồng, cá đồng, cá rô…Ngoài ra có thể ăn ức gà ( thịt trắng) để có thể cung cấp lượng chất đạm đủ một ngày cho cơ thể.
- Tinh bột chứa một lượng purin an toàn làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Đây là lượng chất cần nạp vào cơ thể mà nhiều người bệnh lầm tưởng và cắt bỏ chúng trong chế độ ăn uống của mình.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để đào thải axit uric trong máu như cherry, trái cây, cải bẹ xanh, súp lơ…
- Sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu mè….để giảm bớt lượng chất béo.
- Nên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế nạp đồ uống có gas, có cồn vào cơ thể.
Dưới đây là danh sách thống kê số lượng chất và tỷ lệ nạp vào hoàn hảo nhất cho một ngày của người bị bệnh gout.
- Năng lượng: 30 – 35 kcal /kg cân nặng/ ngày.
- Chất đạm: 0.8g / kg cân nặng/ ngày.
- Chất béo: 18-25% nhu cầu năng lượng.
- Lượng muối: không quá 5g/ngày.
- Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày.
- Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ.
Tập cho thói quen một lịch tập thể dục đều đặn ít nhất từ 15-30 phút/ngày sẽ giúp bạn duy trì được một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tái phát bệnh gout.
Đặc biệt đối với những người chưa từng mắc thì việc tập luyện thể dục thể thao điều độ là vô cùng cần thiết để giảm nguy cơ bị gout trong tương lai.
Đừng quên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời theo dõi các chỉ số.
Đối với những người bệnh, cần tái khám với tần suất 1 tháng/ lần trong quá trình bệnh diễn ra bệnh nặng và duy trì tái khám đều đặn 3-6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh đang gặp phải.
Đối với những người chưa từng bị mắc bệnh gout cũng cần duy trì thói quen khám tổng quát 6 tháng – 1 năm / lần để không chỉ phát hiện ra nguy cơ bệnh gout và cả những căn bệnh khác có thể mắc phải trong tương lai.
Sử dụng thực phẩm chức năng ngăn chặn giúp giảm nguy cơ bị gout.
Hiện nay trên thị trường có một số thực phẩm chức năng giúp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ bị gout. Nổi bật đó là dòng sản phẩm Nanogou đến từ nhà BALIOGO các bạn có thể tham khảo tại đây.
Nanogou có khả năng hỗ trợ hoạt huyết, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau khớp và đặc biệt hỗ trợ đào thải acid uric, giảm nguy cơ bị gout cho người bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Hotline: 1900.636.858
- E-mail: info@baliogogroup.vn
- Địa chỉ: Thôn An Dân, Xã Tân Dân, Huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên
Có thể bạn quan tâm:
- Tinh bột nghệ có chữa được đau dạ dày không?
- Tổng quan về hệ tiêu hóa và rối loạn tiêu hoá chức năng
- Chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà trên địa bàn Ứng Hòa