Tổng quan về hệ tiêu hóa và rối loạn tiêu hoá chức năng

Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh hoàn toàn không nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hoá; người bệnh phải đối mặt với những bất tiện trong sinh hoạt như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng hay táo bón…

Cấu tạo của hệ tiêu hóa

Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua bắt đầu từ miệng; cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non; đại tràng và hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hóa.

Tuyến tiêu hóa có hai tuyến lớn và nhỏ: Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan và tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn như tuyến dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non. Hệ tiêu hóa có thể nói là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể. Có chức năng tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài.

Rối loạn tiêu hoá chức năng là gì?

Rối loạn tiêu hoá (Dyspepsia) là một từ để chỉ một tập hợp các triệu chứng thuộc về hệ tiêu hoá như ăn không tiêu; đầy hơi, đầy bụng, bụng khó chịu hoặc đau lâm râm, có cảm giác nóng ở thượng vị.

Triệu chứng có thể tạm thời trong ít ngày rồi hết, nhưng nếu triệu chứng hay tái phát, kéo dài sẽ trở thành một tình trạng mãn tính và không tìm được một tổn thương thực thể nào để giải thích thì đó gọi là rối loạn tiêu hoá chức năng.

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá chức năng

Người bệnh có thể có xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

  • Đau thượng vị: Thượng vị là vùng giữa rốn và mỏm xương ức. Người bệnh có cảm giác đau khách quan; có người cảm thấy như có tổn thương gì bên trong.
  • Đôi khi thấy nóng rát.
  • Đầy bụng sau bữa ăn: Cảm giác khó chịu dường như thức ăn không tiêu, còn đọng lại trong dạ dày, ăn chóng no, cảm giác sớm no sau khi mới bắt đầu ăn, ăn ít hơn mọi bữa.
  • Căng bụng trên: Cảm giác khó chịu như thượng vị căng chật; ăn vào thấy khó chịu thêm ở bụng trên; cần phân biệt với bụng giãn căng nhìn thấy.
  • Nóng ở thượng vị: Cảm giác nóng ở vùng bụng trên, khó chịu.
  • Buồn nôn: Cảm giác rất khó chịu, buồn nôn nhưng không nôn.
  • Ợ hơi: Ợ hơi từ dạ dày hoặc thực quản

Lưu ý cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nói riêng cũng như các vấn đề tiêu hóa nói chung; mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
  • Đối với người thường xuyên táo bón; cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.
  • Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
  • Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh 1 lần vào cùng một thời điểm.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất; nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn tiêu hóa tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe; tâm lý, thậm chí sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích về tiêu hóa cũng như rối loạn tiêu hóa. Bạn quan tâm đến chủ đề này thì đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết hay khác nữa của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *