Nhiều bằng chứng cho thấy một chế độ ăn giàu thực vật với nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi… Khi bị mắc ung thư phổi, người bệnh cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để chống lại những hệ quả của quá trình điều trị. Tại thời điểm này, các chuyên gia khuyên bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây; rau quả và giảm thiểu tiêu thụ đường chế biến.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư phổi. Hãy cố gắng tiêu thụ 1/2 khẩu phần ăn của bạn gồm trái cây và rau tươi là một cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.
Một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt cho bệnh nhân ung thư phổi
Quả lê
Trong một nghiên cứu gần đây xem xét các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được nuôi trong phòng thí nghiệm, phloretin – một chất được tìm thấy trong lê và táo, gây ra quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis) rõ rệt trong các tế bào ung thư này.
Phloretin không chỉ đóng vai trò trên với tế bào ung thư phổi mà trong một nghiên cứu khác còn nâng cao tác dụng chống ung thư của cisplatin, một loại thuốc hóa trị liệu phổ biến được sử dụng điều trị ung thư phổi.
Trà xanh
Trà xanh không chỉ được phát hiện có vai trò ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư phổi mà còn có lợi cho những người đã sống chung với căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của trà xanh đối với tế bào ung thư phổi ở người được cấy trong phòng thí nghiệm và ở động vật.
Các hợp chất bao gồm theaflavin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có trong trà xanh giúp tăng cường tác dụng của thuốc hóa trị cisplatin thường được sử dụng để điều trị ung thư phổi. Lưu ý rằng trà xanh đóng chai được quảng cáo chứa hợp chất như ECGC nhưng có hàm lượng rất thấp. Hơn nữa chúng có thể chứa đường và các chất bảo quản khác không tốt cho cơ thể.
Gừng
Gừng có chứa hợp chất 6-shogaol có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi; nhưng thông qua các hoạt động của nó trên các con đường giúp ung thư di căn, có thể làm giảm nguy cơ di căn của bệnh ung thư.
Bằng chứng về lợi ích của gừng đã được ghi nhận trong việc điều trị các tế bào ung thư phổi trong phòng thí nghiệm, và người ta cũng thấy rằng ăn gừng trong chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ di căn ung thư phổi ở chuột bị ung thư phổi.
Vì di căn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người mắc bệnh ung thư nên đây là một phát hiện quan trọng.
Nghệ
Củ nghệ chứa nhiều hợp chất curcumin. Curcumin đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu để ức chế khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư phổi. Curcumin có thể làm cho các khối u nhạy cảm hơn với tác dụng của việc điều trị bằng hóa trị và xạ trị; đặc biệt là với các loại thuốc như thuốc hóa trị ung thư phổi thông thường.
Người bệnh ung thư phổi nên ăn các loại quả mọng
Các loại quả mọng như nho, quả việt quất, quả mâm xôi; dâu tây chứa nhiều hợp chất được gọi là anthocyanins.
Chất delphinidin trong chế độ ăn uống ức chế sự phát triển của các khối u. Chúng hạn chế sự phát triển của các khối u bằng cách cản trở tạo ra các mạch máu mới và ảnh hưởng tới lập trình chết tế bào của các tế bào ung thư.
Cà rốt
Cà rốt là một nguồn tuyệt vời của một hóa chất thực vật được gọi là axit chlorogenic. Axit chlorogenic ngăn chặn đường truyền tín hiệu trong ung thư phổi vốn cần thiết để hình thành mạch máu.
Cà chua
Cà chua và đặc biệt nước sốt cà chua chứa nhiều lycopene; một hợp chất có tác dụng giảm nguy cơ ung thư và chống lại sự phát triển của khối u.
Lycopene hoạt động ở một số điểm trong quá trình tiến triển của bệnh ung thư. Nó có thể ức chế sự phát triển của các khối u, cản trở quá trình phân chia tế bào ung thư phổi, ức chế sự lây lan của ung thư và hỗ trợ loại bỏ cơ thể của các tế bào ung thư thông qua quá trình apoptosis. Ngoài ra, lycopene có đặc tính chống viêm có thể giúp làm giảm sự phát triển và tiến triển của ung thư phổi. Một nghiên cứu trên 100.000 người cho thấy ung thư phổi ít phổ biến hơn đáng kể ở những người ăn nhiều thực phẩm có chứa lycopene.
Cải xoong
Cải xoong là một nguồn tuyệt vời của isothiocyanates, hợp chất không chỉ can thiệp vào quá trình phân chia tế bào ung thư để ức chế sự phát triển của khối u mà còn giúp tăng cường tác dụng của xạ trị trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngoài cải xoong, hợp chất này có trong các loại rau họ cải khác như wasabi, mù tạt xanh, cải bruxen, cải ngọt, su hào và súp lơ.