Mục tiêu của các chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân viêm túi thừa là tránh các loại thực phẩm gây viêm và kích ứng đại tràng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu thông tin về việc viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để có chế độ ăn uống phù hợp…
Đối với người bệnh viêm túi thừa đại tràng; việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng; chẳng hạn như chảy máu trực tràng và tắc ruột.
Mục đích chung của chế độ ăn uống dành cho người viêm túi thừa đại tràng là bổ sung thực phẩm chống viêm để và tránh các thực phẩm gây kích ứng đại tràng.
Mặc dù nhu cầu ăn uống ở mỗi người là khác nhau; tuy nhiên việc thay đổi chế độ ăn uống có thể kiểm soát các triệu chứng viêm túi thừa; thậm chí là ngăn ngừa các biến chứng.
Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm túi thừa đại tràng ăn gì; người bệnh nên lưu ý các thực phẩm cần tránh để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Mặc dù cơ địa của mỗi người là khác nhau; tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể gây viêm; đau đớn và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh viêm túi thừa cần tránh một số loại thực phẩm
Thực phẩm FODMAP cao
FODMAP là những thực phẩm chứa carbohydrate; có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống nhiều FODMAP có thể dẫn đến việc hình thành các túi thừa, cũng như gây viêm trong cơ thể.
Do đó, theo một số chuyên gia, tránh các thực phẩm có FODMAP cao có thể hỗ trợ giảm nguy cơ cũng như giảm bớt các triệu chứng viêm túi thừa. Một số loại thực phẩm cần tránh, chẳng hạn như:
- Hành, nấm, súp lơ, quá nhiều tỏi.
- Táo, mơ, lê, đào, trái cây sấy khô.
- Thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai.
- Các loại đậu.
- Bánh mì và ngũ cốc.
- Đường và các chất tạo ngọt.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm này có thể chứa chất xơ có lợi cho sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên môn trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Thịt đỏ
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể dẫn đến viêm túi thừa đại tràng. Do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thịt đỏ; có thể ngăn ngừa được khoảng 50% nguy cơ viêm túi thừa.
Theo các chuyên gia, người bệnh không nên tiêu thụ quá 51 gram thịt đỏ mỗi ngày và ăn khoảng 23 gam chất xơ để cân bằng các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tập thể dục ít nhất 2 giờ mỗi tuần, duy trì cân nặng hợp lý và không hút thuốc để cải thiện các triệu chứng viêm túi thừa.
Trong trường hợp người bệnh có các tình trạng sức khỏe khác; chẳng hạn như viêm đại tràng hoặc bệnh viêm ruột; bác sĩ có thể đề nghị bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua viên bổ sung.
Điều này có thể hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Thực hiện lối sống khoa học, năng động, chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc và uống rượu có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể; giảm nguy cơ béo phì cũng như ngăn ngừa rủi ro viêm túi thừa.
Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh viêm túi thừa
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt góp phần không nhỏ trong sự phát triển của tình trạng viêm túi thừa. Ngoài ra, một số yếu tố còn có thể tác động đến bệnh bao gồm:
- Béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), corticosteroid hoặc nhóm thuốc giảm đau opioid.
- Hàm lượng vitamin D thấp do da ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Gen di truyền, mặc dù các chuyên gia cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn cho giả thiết này.
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến những triệu chứng viêm túi thừa. Một số thực phẩm có thể giúp xoa dịu chúng, trong khi số khác lại khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị viêm túi thừa nên cân nhắc nên và không nên ăn gì trong thời gian này.