Những thực phẩm là “kẻ thù” phá nát dạ dày của bạn

Bệnh lý dạ dày là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam do có liên quan tới chế độ ăn, lối sống, sinh hoạt không khoa học; phá vỡ nhịp sinh học của bộ máy tiêu hóa và cơ thể. Người đau dạ dày cần biết rõ độ nguy hiểm; biến chứng của căn bệnh và lựa chọn thực đơn cho mình; những thực phẩm nào nên và không nên ăn để bảo vệ dạ dày.

Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay top những thực phẩm là tội đồ góp phần phá nát dạ dày của bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh lý dạ dày

Triệu chứng đau bao tử thường có những biểu hiện rõ rệt tuy nhiên một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ.

Sau đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:

  • Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu; đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.

  • Một số dấu hiệu khác là ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày. Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Triệu chứng này hay gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.

Theo bác sĩ, đối với người đã có tiền sử viêm loét; việc tái khám theo đúng lịch của bác sĩ là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học; đồng thời nên tuân thủ một cách nghiêm túc những thực phẩm nào nên và không nên ăn.

Những thực phẩm khiến triệu chứng đau dạ dày nặng hơn

Thức ăn cay

Tiêu thụ thực phẩm cay với số lượng lớn có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày; do đó làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, đồng thời làm giảm áp lực ở cơ thắt dưới thực quản dẫn đến khó chịu ở dạ dày. Một số vấn đề phổ biến liên quan đến dạ dày do thức ăn cay gây ra là viêm dạ dày và loét dạ dày.

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có thể khiến người bị dạ dày mắc phải chứng khó tiêu. Bởi trong các sản phẩm từ sữa hầu như đều có đường lactose. Khi đường lactose được người mắc bệnh dạ dày dung nạp vào hệ tiêu hóa sẽ gây nên sự đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.

Bạn có thể ăn sữa chua và pho mát vì chúng không có lactose hoặc bạn có thể ăn sữa không có lactose.

Kẹo cao su

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhai kẹo cao su thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và thậm chí gây ra hội chứng ruột kích thích. Nhai kẹo cao su có thể khiến bạn nuốt phải túi khí, gây đau bụng và đầy hơi. Ngoài ra chất tạo ngọt nhân tạo trong kẹo cao su có thể gây đau bụng.

Chuối tiêu

Các loại chuối nói chung có nhiều lợi ích cho sức khỏe như lượng carbohydrate phù hợp; chứa nhiều kali, tốt cho hệ tiêu hoá, nhiều vitamin. Nhưng nếu người bị đau dạ dày ăn chuối không đúng cách hoặc do cơ địa thì có thể gặp phản ứng xấu sẽ xuất hiện đầy bụng, khó chịu, đau âm ỉ và cồn cào. Vì vậy, người đau dạ dày nếu muốn ăn chuối; nên chọn các loại chuối phù hợp như chuối ngự, chuối cau, chuối lá, chuối tây.

Dưa muối, cà muối, hoa quả giàu tính axit

Các loại hoa quả giàu tính axit như cam chanh hay dưa muối, cà muối, giấm ăn… đều không hề tốt cho dạ dày của bạn. Việc phát sinh nhiều axit trong dạ dày sẽ dễ làm bào mòn thành dạ dày; gây loét, viêm và làm bệnh trở nên trầm trọng thêm.

Thực phẩm chiên rán

Vấn đề với thức ăn chiên cũng giống như thức ăn chứa nhiều chất béo; chúng có thể gây tổn thương đến dạ dày. Các thực phẩm chiên thường khó tiêu, nằm lâu trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy no và đầy hơi. Do đó, nếu bạn đang bị đau dạ dày thì nên tránh các thức ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ.

Rượu bia

Đồ uống có cồn có thể gây đầy hơi, làm cho xuất hiện nhiều triệu chứng ợ nóng, đau quặn bụng. Nếu tần suất uống rượu bia ngày càng nhiều thì áp lực carbon dioxide trong dạ dày cũng tăng theo, gây tổn thương dạ, dày, có nguy cơ thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Thực phẩm người đau dạ dày nên ăn

Người bị đau dạ dày nên nắm trong tay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh như sau:

Nhóm thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng, sữa, mật ong, bánh ngọt, bánh mì… đều có thể làm lớp đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày.

Nhóm thực phẩm giúp làm lành nhanh những vết loét: cá, tôm, bắp cải thường rất giàu protein, canxi, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp làm lành vết loét. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học tìm thấy trong bắp cải chứa hàm lượng lớn vitamin U, có thể làm liền vết loét rất tốt.

Nhóm thực phẩm giảm tiết axit dạ dày: Xôi, bánh mì, bánh chưng, khoai luộc, cháo… Những thức dạng này mềm, dễ tiêu hóa nên tránh được tình trạng dạ dày tiết nhiều axit hơn.

Ngoài ra, những người bị mắc bệnh đau dạ dày thường thiếu khoáng chất; vitamin do khả năng tiêu hóa kém. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin A,B,K,D, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kẽm… Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy nhiều trong hoa quả, rau củ màu xanh đậm.

Sức khỏe là một điều vô cùng quan trọng vì vậy đừng quên học cách bảo vệ và chăm sóc nó một cách đúng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *