Viêm gan B không phải là tình trạng khó gặp. Tại nước ta, tỷ lệ viêm gan B luôn ở mức cao. Vậy, những điều nào khiến tỷ lệ mắc viêm gan B cao hơn? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết nguyên nhân và các con đường lây nhiễm viêm gan B; từ đó, có cho mình những phương pháp phòng tránh hiệu quả.
Nguyên nhân và những con đường lây nhiễm viêm gan B
Viêm gan B là tình trạng nhiễm trùng do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B rất dễ xảy ra bởi có khá nhiều con đường lây nhiễm của bệnh lý này. Các con đường lây nhiễm chính của virus này tương tự virus HIV; tuy nhiên khả năng lây nhiễm của HBV cao hơn 100 lần so với HIV. Loại virus này có thể sống bên ngoài cơ thể hơn 7 ngày. Sau đó virus sẽ tấn công nếu cơ thể không được tiêm ngừa vacxin viêm gan B trước đó. Thông thường, viêm gan B ủ bệnh trong 75 ngày; một số khác thời gian ủ bệnh lên đến 60-180 ngày.
Những con đường lây nhiễm viêm gan B
Lây truyền từ mẹ sang con
Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến 80% đến 90% trẻ em sơ sinh mắc viêm gan B ngay từ những tháng đầu đời. Tuy nhiên, đa số lây trong thời kỳ sau sinh, không phải lây qua đường nhau thai. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con tùy thuộc vào nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Nếu người mẹ có nồng độ HBV cao và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền cho con cao. Cụ thể, nếu người mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%. Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBV DNA của mẹ thấp hơn 10 5copies/ml đến 50% nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9- 10 10copies/ml. Virus viêm gan B có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy xước.
Ngoài ra, tỷ lệ lây nhiễm này cũng phụ thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh viêm gan B. Cụ thể, nếu mẹ bầu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ; tỷ lệ lây nhiễm virus sang con là 1%. Tỷ lệ này là 10% nếu mẹ nhiễm virus trong 3 tháng giữa thai kỳ và trên 60% nếu mẹ bị mắc bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ lây truyền cho thai nhi có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh.
Lây nhiễm qua đường máu
Rất nhiều hình thức lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu mà bạn cần chú ý:
- Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là việc tiêm chích ma túy.
- Nhận truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus; dùng lại hoặc các dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách.
- Xăm hình, xỏ khuyên, làm móng hoặc thực hiện các thủ thuật y tế; thẩm mỹ không đảm bảo vệ sinh, có chứa virus gây bệnh.
- Dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước như dao cạo râu; bàn chải đánh răng… với người bị nhiễm bệnh.
Lây nhiễm qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B có thể nhiễm bệnh với tỷ lệ đến 90%. Tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra khi quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng giới do tiếp xúc với tinh dịch; dịch âm đạo hoặc máu của người bệnh.
Phòng ngừa viêm gan B
Tiêm vắc xin phòng bệnh là điều tối thiểu cần thiết trong công tác phòng chống viêm gan B. Công tác tiêm phòng cần được ưu tiên và triển khai ngay từ sớm.
WHO khuyến cáo cần tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng. Tiêm vắc-xin viêm gan B có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Hiệu quả bảo vệ cao, kéo dài ít nhất 20 năm và có thể là suốt đời nếu nồng độ kháng thể kháng virus được tạo ra sau chích ngừa lớn > 1000 IU/L.
Đối tượng cần tiêm chủng: Tất cả những người chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan B (Anti – HBs), nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt đặc biệt là những người sống ở các quốc gia có tỷ lệ lưu hành HBV cao trong đó có Việt Nam.
Với những thông tin trên; hi vọng bạn đã có cho mình những hiểu biết cơ bản về tình trạng viêm gan B. Chúc bạn nhiều sức khỏe!