Người bị Gout thì hạn chế ăn loại rau nào?

Bệnh gút (thống phong) là một bệnh lý mạn tính gây ra do sự gia tăng quá mức nồng độ acid uric trong dịch cơ thể, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat trong các mô gây cơn đau cấp tính dữ dội. Gút là bệnh lý từ miệng mà vào, vì vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa lớn trong quá trình điều trị bệnh. Gout thì hạn chế ăn loại rau nào?…

""150mg

Nấm

Từ lâu, nấm đã được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, các vitamin nhóm B, D, canxi, kali và một số vi chất khác tốt cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, hàm lượng nhân purin có trong nấm rất cao, cứ 100g nấm thì có khoảng 488mg purin. Chính vì thế, nấm được xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ rất cao cho người bệnh gút.

Lạm dụng ăn quá nhiều nấm trong thời gian điều trị bệnh gút không những ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị mà còn làm tăng tần suất xuất hiện các cơn đau gút cấp, gây khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt.

Măng tây

Tương tự như nấm, măng tây cũng là một loại rau rất giàu nhân purin. Trong 100g măng tây có đến 150mg purin. 

Mặc dù, măng tây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất chống oxy hóa, chất xơ, folate và vitamin A, C, E và K,… Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tái phát các cơn đau nhức khớp và các triệu chứng có liên quan đến bệnh gút.

Rau dền

Trong rau dền có chứa hàm lượng lớn acid oxalic. Đối với người bệnh gút, bổ sung thực phẩm giàu acid oxalic sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi và gây lắng đọng tại thận. 

Hậu quả là dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm tại thận. Hơn nữa, acid oxalic là chất làm tăng phản ứng viêm khiến cho khớp bị sưng và đau nhức dữ dội hơn. Do đó, trong các đợt gút cấp người bệnh nên hạn chế loại rau này.

Giá đỗ

Giá đỗ là loại thực phẩm tăng trưởng nhanh, rất giàu purin. Sử dụng giá đỗ thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nồng độ axit uric, khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn. 

Chính vì thế, tốt nhất người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng giá đỗ trong bữa ăn. 

Các loại rau mầm

Tương tự như giá đỗ, các loại rau mầm cũng nằm trong nhóm thực vật tăng trưởng nhanh, vì thế chúng có hàm lượng purin rất lớn. 

Chính vì lí do này, rau mầm cũng không được khuyến khích dùng cho người bị bệnh gút. Mặt khác, để gia tăng lợi nhuận, một số nơi sản xuất không uy tín thường sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng để đẩy nhanh thời gian nảy mầm của hạt. 

Nếu mua phải những loại rau này sẽ gây hại cho sức khoẻ của con người.

Rau dọc mùng

Đây là loại rau thường xuất hiện trong ẩm thực Việt Nam với những món ăn như canh chua dọc mùng, bún dọc mùng, dọc mùng muối chua,… 

Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn dọc mùng có hàm lượng acid uric trong máu cao hơn những người không ăn.  

Chính vì thế, người bị bệnh gút cần hạn chế sử dụng rau dọc mùng trong các bữa ăn tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Rau muống

Trong 100g rau muống có chứa 57mg purin, đây là loại rau thuộc nhóm thực phẩm nguy cơ cao cho bệnh gút. 

Bởi vì trong thành phần của rau muống còn chứa một lượng lớn acid oxalic – chất kích thích phản ứng viêm và gây ra các cơn đau cấp. Vì thế, người bệnh gút không nên ăn rau muống, đặc biệt trong các đợt gút cấp tính.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *