Cách phòng ngừa ung thư phổi – Thanh ích phế

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Sau đây, cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách phòng tránh ung thư phổi.

Phòng ngừa ung thư phổi

Không hút thuốc

Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư phổi. Các nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá tăng theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và số năm hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người không hút thuốc.

Do đó, nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng bao giờ thử. Nếu bạn đã có con cái, hãy bắt đầu giải thích cho chúng hiểu về tác hại và sự nguy hiểm của thuốc lá để giúp chúng đối mặt tốt hơn với cám dỗ của cuộc sống. Còn với bản thân những người đang hút thuốc, nên tập cai thuốc từ bây giờ.

Tránh hút thuốc thụ động

Hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư phổi. Những người hít phải khói thuốc lá cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tương tự như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Nếu bạn sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy khuyên họ bỏ thuốc lá. Hoặc ít nhất, hãy yêu cầu họ hút thuốc bên ngoài hoặc chủ động tránh xa. Bên cạnh đó, hãy hạn chế đến các khu vực nơi mọi người hút thuốc.

Giảm radon trong nhà

Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng khí radon cao trong nhà hoặc nơi làm việc làm tăng số ca mắc và số ca tử vong do ung thư phổi. Ở những người chưa bao giờ hút thuốc, khoảng 26% trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến việc tiếp xúc với radon. Giảm mức radon có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá. Do đó, việc hạn chế radon trong nhà là rất quan trọng và có thể giảm được bằng các cách sau:

  • Bịt kín các vết nứt trên sàn nhà hoặc trên tường.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà hoặc tầng hầm.
  • Tăng cường thông gió.
  • Sử dụng các máy làm sạch không khí.
  • Lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng.

Phòng chống các yếu tố gây ung thư phổi khác

Tiếp xúc với bức xạ là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Xạ trị (x-ray, gamma-ray…) cho bệnh nhân ung thư hay chụp cắt lớp cũng cần được xem xét. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng tăng. Những nhân viên làm việc ở khu vực gần bức xạ cũng cần được thông báo và có dụng cụ bảo vệ hợp lý.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các chất sau đây làm tăng nguy cơ ung thư phổi: Amiăng, Asen, Crom, Niken, Bồ hóng… Những chất này có thể gây ung thư phổi với những người tiếp xúc với chúng tại nơi làm việc. Khi mức độ tiếp xúc với các chất này tăng lên, nguy cơ ung thư phổi cũng tăng theo. Nguy cơ ung thư phổi thậm chí còn cao hơn ở những người hút thuốc.

Những làm việc trong các môi trường đó cần có các biện pháp bảo hộ hợp lý và vệ sinh bản thân thật cẩn thận, thường xuyên. Với những người sống gần các khu vực đó cũng cần phải vệ sinh kỹ càng; chọn lựa thực phẩm và rửa sạch chúng kỹ lưỡng hơn.

Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường khả năng chống trả tự nhiên của cơ thể đối với những yếu tố độc hại. Những nghiên cứu mới hơn đã chỉ ra rằng tập thể dục không chỉ an toàn và khả thi trong quá trình điều trị ung thư; mà còn có thể cải thiện mức độ hoạt động về thể chất và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn chưa tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần dần về sau.

Bảo vệ phổi trước ô nhiễm không khí

Các nghiên cứu cho thấy những người sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã chỉ ra rằng, trong năm 2010, có 3,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí, trong đó có 223.000 người mắc ung thư phổi. Do đó bạn cần có những biện pháp để loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm lên bản thân như sau:

  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang ngay khi ra khỏi nhà, đến những nơi khói bụi, ô nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
  • Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ.
  • Không nên đốt rơm rạ khiến không khí ô nhiễm nặng nề hơn.
  • Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong.
  • Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
  • Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành.
  • Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa; bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường.

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả

Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây hoặc rau quả có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn so với những người ăn lượng thấp. Kết quả từ những nghiên cứu dân số gần đây chỉ rằng việc duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia hoạt động thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư.

Sử dụng Thanh Ích phế

Thảo dược quất bì có trong Thanh Ích Phế có khả năng tăng cường miễn dịch; giúp xây dựng hàng rào miễn dịch chống vi khuẩn; virus có hại như cảm cúm, viêm phổi, sốt rét…  Nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp thì bạn càng cần phải ngăn chặn ngay những mầm mống gây bệnh, làm tổn thương phổi.

Ngoài ra, sản phẩm còn được bào chế bằng các thảo dược thiên nhiên khác như: địa long, kinh giới, cát cánh…. rất an toàn, lành tính. Sản phẩm Thanh Ích Phế đã được kiểm định và chứng nhận đạt chuẩn GMP. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây.

Những dấu hiệu ung thư phổi

Các dấu hiệu của ung thư phổi rất khác nhau ở mỗi cá nhân. Một số bệnh nhân có dấu hiệu rõ ràng liên quan đến phổi, một số khác thì không có dấu hiệu cho đến khi ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết những người bị ung thư phổi không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng ung thư phổi có thể bao gồm:

  • Ho trong một thời gian dài mà không giảm.
  • Đau ngực.
  • Khó thở.
  • Khò khè.
  • Ho ra máu.
  • Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Một số thay đổi khác có thể xảy ra với ung thư phổi có thể bao gồm các đợt viêm phổi lặp đi lặp lại và hạch bạch huyết bị sưng. Một số triệu chứng có thể xảy ra với các bệnh khác. Do đó, khi bạn có một vài các triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin cần thiết về cách phòng ngừa ung thư phổi. Và đừng quên đón đọc thêm thật nhiều bài viết hữu ích khác của chúng tôi mỗi ngày nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *