Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng; nhất là trẻ em và người lớn tuổi.
Dành ngay 2 phút cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể hơn về cách điều trị và phòng ngừa viêm phế quản dưới đây nhé!
Bệnh viêm phế quản là gì?
Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.
Viêm phế quản là một thuật ngữ Y học chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm. Có hai loại viêm phế quản:
- Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai.
- Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm.
Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản
Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản:
- Khói thuốc lá: đây được coi là yếu tố hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống chung trong môi trường khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
- Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: nếu bạn thường xuyên làm việc trong một môi trường chứa các chất kích thích phổi; khả năng cao bạn sẽ bị mắc viêm phế quản. Chẳng hạn như dệt may, cơ khí hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc khói.
- Trào ngược dạ dày: sự lặp đi lặp lại các cơn ợ nóng; ợ chua có thể gây kích thích cổ họng và làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản.
- Sức đề kháng kém: khi cơ thể bị mắc phải một căn bệnh cấp tính khác; ví dụ như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm tổn thương đến hệ miễn dịch cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở những người bị mắc viêm phế quản bao gồm:
- Ho.
- Khạc đờm, có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu.
- Mệt mỏi.
- Sốt, ớn lạnh.
- Khó thở hoặc tức ngực.
Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu nhẹ hoặc cơ thể bị đau nhức. Thêm vào đó, các cơn ho sẽ dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Đối với viêm phế quản mãn tính có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ.
Vào thời điểm này, các triệu chứng ho và một số triệu chứng khác có thể tiến triển xấu đi; nguy cơ cao bạn sẽ bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu viêm phế quản mãn tính.
Phương pháp điều trị viêm phế quản
Đối với các trường hợp viêm phế quản cấp tính; bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng của từng bệnh nhân.
- Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.
- Một số loại thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.
Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa viêm phế quản. Bạn đang quan tâm đến chủ đề này có thể tìm hiểu thêm bằng cách đón đọc thêm nhiều bài viết hay khác nữa của chúng tôi mỗi ngày nhé!