Các bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến; đặc biệt ở giới trẻ hiện nay do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp ăn uống ngon miệng; cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng và có một sức khỏe tốt hơn…
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học
Không dùng thực phẩm đóng hộp
Nhiều carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
- Các chất phụ gia thực phẩm, bao gồm glucose, muối và các hóa chất khác; đã được chứng minh là góp phần làm tăng viêm ruột.
- Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn không chỉ có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe của tim; mà còn dẫn đến viêm loét đại tràng.
- Đồ uống đóng chai thường chứa chất làm ngọt nhân tạo (xylitol); loại chất được cho là làm tăng số lượng vi khuẩn có hại đến đường ruột. Đây cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hóa khác.
Ngược lại, chế độ ăn với thực phẩm tươi sạch và giàu chất dinh dưỡng sẽ bảo vệ bạn chống lại các bệnh rối loạn tiêu hóa. Hạn chế sử dụng đồ đóng hộp và chế biến sẵn là cách tối ưu đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa.
Ăn nhiều chất xơ
Mặc dù con người không thể tiêu hóa chất xơ song chất này đặc biệt có lợi trong hoạt động của hệ cơ quan này cũng như sức khỏe của chúng ta.
Có 3 loại chất xơ phổ biến bao gồm:
- Chất xơ hòa tan: là chất xơ hấp thụ nước; giúp phân mềm hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ này nên bổ sung nhiều trong các thực phẩm như: yến mạch, hạt, đậu,…
- Chất xơ không hòa tan: Chất xơ này hoạt động trong hệ tiêu hóa giống như bàn chải để làm sạch ruột; loại bỏ cặn bã và chất thải bám trong đường tiêu hóa. Cơ thể cần cung cấp chất xơ không hòa tan hàng ngày trong các bữa ăn từ rau cải các loại, cám lúa mì, ngũ cốc,…
- Prebiotic: chất xơ này có nhiệm vụ nuôi vi khuẩn có lợi; cân bằng hệ vi sinh đường ruột và là tiền đề cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy bổ sung nhiều Prebiotic cho cơ thể từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc.
Uống đủ nước
Các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động sống trong cơ thể, trong đó có hoạt động tiêu hóa. Thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón và nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Ngoài nước lọc sạch, bạn cũng nên cung cấp cho cơ thể chất lỏng từ các loại trà thảo mộc; nước ép hoa quả, đồ uống thể thao, thức uống không chứa cafein. Một cách khác để cơ thể bạn hấp thu nước tốt hơn là các loại trái cây, rau quả mọng nước như: cần tây, dâu, bưởi, cà chua, bí xanh, dưa chuột, đào,…
Bổ sung đủ chất béo lành mạnh
Không giống như chất béo xấu, trong bữa ăn bổ sung chất béo lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, chất béo giúp cơ thể hòa tan các dinh dưỡng quan trọng như Vitamin E, Vitamin K,…
Trong đó, điển hình là acid béo omega-3 có nhiều trong quả óc chó, hạt lanh, hạt chia..
Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no
Ngoài lựa chọn thực phẩm thì thói quen ăn uống cũng rất quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thực tế ngay khi bạn nhai thức ăn trong miệng; một phần trong số chúng đã được tiêu hóa nhờ vào enzyme xúc tác có trong nước bọt.
Khi bạn nhai kỹ, nhai lâu, nước bọt tiết ra giúp tiêu hóa một phần thức ăn cùng với việc nghiền nát thức ăn tốt hơn, giúp giảm tải cho dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn còn giúp ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng,… Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra, những người có thói quen này thường ít bị căng thẳng tinh thần và ít mắc các bệnh tiêu hóa hơn.
Tăng cường hoạt động thể chất
Thực tế hoạt động thể chất không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đi dạo nhẹ nhàng sau khi ăn giúp thức ăn được di chuyển trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn.
Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút là thói quen tốt giúp phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón; kể cả táo bón mãn tính kéo dài. Ngoài đi bộ, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao yêu thích khác như: chạy bộ, đạp xe,…
Từ bỏ các thói quen xấu gây hại
Bệnh lý đường tiêu hóa chủ yếu xuất phát từ những thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh như:
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày lên gấp 2 lần; ngoài ra cũng dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày; ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi. Bỏ hút thuốc lá giúp bạn bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Uống rượu bia
Uống lượng nhỏ rượu tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu uống quá nhiều và thường xuyên sẽ gây hại như: tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn có hại, viêm ruột,…
Thức khuya
Những người thức khuya, làm việc quá sức thường bỏ bữa; ăn uống thất thường và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa; đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng.
Ăn không đúng bữa
Nên ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày; có thể bổ sung thêm bữa phụ bằng các loại thức ăn nhẹ. Những thói quen xấu như bỏ bữa, ăn không đúng bữa, ăn khuya,… nên loại bỏ để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình khỏe mạnh nhé cả nhà thân yêu.