Viêm loét dạ dày là tình trạng những thương tổn ở cơ quan này tiến triển thành các vết loét. Lúc này, khả năng hoạt động của dạ dày sẽ yếu đi. Do đó, bạn nên lưu ý lựa chọn thực phẩm cũng như món ăn khi lên thực đơn hằng ngày; tránh tạo thêm áp lực lên dạ dày. Nhất là những thực phẩm này, cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài dưới đây nhé!
Lời khuyên chuyên gia về chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày
Theo chuyên gia, tiêu chí hàng đầu của thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày là món ăn không khiến bạn ợ nóng hay thúc đẩy quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày. Bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau khi thiết lập chế độ ăn uống tốt cho bao tử:
- Tránh những thức uống chứa cồn như rượu, bia…
- Cắt giảm lượng caffeine.
- Tránh dùng thực phẩm có vị cay.
- Hạn chế hoặc tránh ăn sô cô la và trái cây họ cam, quýt cũng như cà chua. Chúng có thể gây chứng ợ nóng ở một số người.
- Thường xuyên ăn rau củ quả và trái cây.
- Tránh các thực phẩm được chiên hoặc chứa nhiều chất béo.
- Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh ăn quá nhiều trong một lần. Những bữa ăn liên tục với lượng thực phẩm hấp thụ ít sẽ giúp dạ dày dễ dàng hoạt động hơn so với 2 – 3 bữa lớn mỗi ngày.
- Nghỉ ngơi, thư giãn vài phút trước và sau mỗi bữa ăn.
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn.
- Nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ.
Người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Bạn có thể không bị ảnh hưởng tiêu cực gì từ những thực phẩm dưới đây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có khả năng gây kích ứng dạ dày hoặc ợ nóng.
Thức ăn cay
Khi bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng những thực phẩm hoặc gia vị cay nồng như ớt, tiêu xanh, sa tế… có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý.
Caffeine
Một số chuyên gia đặt ra giả thiết rằng caffeine có nguy cơ khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Vì vậy, bạn vẫn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm chứa caffeine, ví dụ như cà phê, nước tăng lực… nếu đang bị viêm loét dạ dày.
Thức uống chứa cồn
Bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì? Bạn có biết chất cồn trong rượu, bia sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều trị loét dạ dày, khiến quá trình phục hồi bị trì hoãn.
Trái cây giàu vitamin C
Trái cây giàu vitamin C như dâu, việt quất, mâm xôi, cam, quýt,, chanh… có thể gây kích ứng bao tử nếu bạn dùng chúng khi đang bị loét dạ dày. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc người bị viêm loét dạ dày không nên ăn trái cây gì là bạn nên tránh các loại trái cây vừa nêu.
Tinh bột xấu
Bánh bích quy, bánh tiêu… là những món ăn làm từ bột gạo chứa thành phần chất béo cao, có nhiều nguy cơ gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra, gạo còn cám, chẳng hạn như gạo lứt, cũng có khả năng dẫn đến tình trạng này trong một số trường hợp cá biệt.
Rau củ quả chua
Tuy cà chua mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, nhưng trong trường hợp điều trị đau dạ dày, vị chua của cà có nguy cơ khiến các vết loét trở nặng.
Sữa và sản phẩm làm từ sữa
Sữa chứa nhiều chất béo và những sản phẩm làm từ nguyên liệu này có thể tạo thêm áp lực lên hoạt động của dạ dày, khiến các triệu chứng chuyển biến xấu.
Thịt và thực phẩm giàu protein
Thịt xông khói, xúc xích hay thịt mỡ là một số tác nhân trực tiếp gây nên sự khó chịu ở dạ dày, đặc biệt trong tình huống có sự hiện diện của những vết loét.
Chất béo
Về cơ bản, chất béo không dễ tiêu hóa. Do đó, nếu hấp thu nhiều chất béo trong lúc đang phải đối mặt với vấn đề viêm loét dạ dày, bạn đã vô tình tạo thêm sức ép cho bao tử.
Ăn vặt
Ngoài các thực phẩm kể trên thì người bị loét dạ dày không nên ăn gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, để đảm bảo dạ dày vẫn hoạt động hiệu quả, bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm khó tiêu, ví dụ như: khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh nướng…
Bài viết nhằm giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá cho người bệnh. Bạn hãy cố gắng làm theo để có sức khỏe tốt cho bạn và người thân. Đừng quên đón đọc thêm thật nhiều bài viết hữu ích của chúng tôi mỗi ngày nhé!