Bị ho kiên ăn gì? Không nên ăn kem, uống nước lạnh, ăn đá bào, đồ ăn lấy ra từ tủ lạnh chưa được hâm nóng,… Kiêng những món chiên, nướng, rán, xào: Đối với những người bị viêm amidan, viêm họng khi nuốt thường bị đau họng thì không nên ăn quá nhiều đồ gây tổn thương cho hệ hô hấp….
Ho là tình trạng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, từ mưa sang nắng,… rất dễ khiến mọi người gặp các vấn đề về hô hấp hay bị mắc các bệnh gây ho.
Vậy khi bị ho không nên ăn gì và cách chữa trị nào sẽ hiệu quả cho bệnh nhân ho?
1.Những thực phẩm nên tránh. Bị ho kiêng ăn gì?
1.1 Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt
Ho là do phổi bị nóng gây ra. Cơ thể bạn sẽ bị “bốc hỏa” khi ăn đồ mặn, ngọt, béo và nó chính là nguyên nhân làm bạn ho nặng hơn. Bạn nên tránh ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác khi bị ho nhẹ.
Triệu chứng ho của bạn sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn cứ tiếp tục giữ thói quen ăn đồ quá mặn hay quá ngọt trong suốt thời gian bị ho.
1.2 Đồ ăn lạnh
Đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho.
Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.
1.3 Thực phẩm có tính cay nóng
Một số món ăn cay có thể khiến cho bệnh ho kéo dài và khó chữa trị hơn. Cụ thể, các loại gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt,… sẽ nhanh chóng khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị sưng, viêm. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho cổ họng bị đau đớn và tăng khả năng ho.
1.4 Các loại hải sản
Khi bị ho, tôm cua và cá không phải là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản này.
Ngoài ra, trong tôm cua và cá rất giàu Protein mà nhiều người có thể bị dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho.
1.5 Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy
Một số loại rau củ nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,…sản xuất ra chất cellulite khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh và khó chịu cho bệnh nhân.
1.6 Nước dừa, mía
Nước dừa, cơm dừa và tất cả những món liên quan tới dừa rất mát cho cơ thể tuy nhiên nó lại không tốt cho người bị ho và suyễn.
Vì trong dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Thành phần trong mía cũng tương tự như dừa vì thế bạn cũng nên hạn chế ăn mía khi bị ho.
1.7 Sữa
Theo nghiên cứu, sữa chứa nhiều protein, chúng sản sinh những chất dư nhầy có thừa ở trong đường ruột. Do đó, sau khi uống sữa tươi bạn có thể sẽ gây kích thích sinh ra nhiều chất nhầy bên trong đường hô hấp, trong đó có cả phổi và cổ họng.
Nếu như đang bị ho cần phải tạm thời kiêng uống sữa để nhanh chóng hồi phục.
1.8 Caffeine
Tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà vì caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ, chúng kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước dẫn đến cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng.
1.9 Quýt
Quýt có nhiều phần trong đó vỏ quýt giúp chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt có tác dụng ngược lại.
Trong thịt quýt chứa Cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, từ đó sẽ làm cho bạn ho kéo dài và lâu khỏi.
2. Những lưu ý quan trọng khác dành cho người bị ho. Bị ho kiêng ăn gì?
Bên cạnh thực đơn ăn uống hàng ngày, người bị ho cũng nên chú ý các vấn đề sau để giúp cải thiện cơn ho một cách triệt để và hiệu quả hơn:
Tránh ăn quá no vào bữa tối: một trong những yếu tố có thể gây ho đó là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Vì vậy để tránh nguy cơ bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên kiểm soát lượng thức ăn được thu nạp vào buổi tối, chỉ nên ăn ở mức vừa đủ, không quá đói cũng không quá no;
Không hút thuốc lá: trong thuốc lá chứa rất nhiều các chất hóa học độc hại và nó cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi cũng như các vấn đề bệnh lý khác về đường hô hấp, hệ tim mạch.
Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp hạn chế đáng kể những cơn ho và phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm do thuốc lá gây ra;
Vệ sinh sạch sẽ răng miệng và súc họng hàng ngày. Thói quen này nên được thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối;
Nếu phải đi ra ngoài hãy đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi;
Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và tránh ngồi quá lâu trong phòng điều hòa;
Thường xuyên xông và rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng ho
Nâng cao sức đề kháng bằng cách chăm chỉ vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Tuy nhiên không nên vận động quá mạnh vì điều này khiến bạn khó kiểm soát nhịp thở.
Khi thở bằng miệng nhiều hơn vô tình sẽ làm cổ họng khô rát và vi khuẩn có hại xâm nhập.
Trên là bài viết “Bị ho kiêng ăn gì? Những thực phẩm giúp hết ho nhanh nhất.”
Có thể bạn quan tâm:
- Những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng (congnghecaocnc.vn)
- 6 Triệu chứng cơ thể cho thấy chức năng gan hoạt động kém (congnghecaocnc.vn)
- Cách chọn nước rửa chén không hại da tay (baliogogroup.vn)