Bệnh loét dạ dày tá tràng là sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm, dẫn đến sưng và xuất hiện loét trong niêm mạc.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng (dạ dày hoặc tá tràng) là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng, thực quản bị tổn thương bởi các dịch vị tiêu hóa có tính axit tiết ra .Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hẳn, ngược lại, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn.
Bệnh viêm loét dạ dày rất phổ biến hiện nay và nó ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam hàng năm. Ngoài ra viêm loét dạ dày tái phát cũng là một vấn đề đáng lo ngại, thậm chí khi các vết loét đã lành cũng có thể tái phát trừ khi bệnh nhân được điều trị để ngăn ngừa tái phát.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Loét dạ dày tá tràng là bệnh làm tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất bệnh mạn tính và dễ tái phát, và có thể gây một số biến chứng.
Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng?
Vi khuẩn HP
Khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, chúng thường sống trong lớp niêm mạc dạ dày. Bình thường, khuẩn HP không gây ra vấn đề gì, nhưng khi nó hoạt động, hóa chất mà chúng tiết ra có thể gây kích ứng, viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhanh và nhai không kỹ, vừa ăn vừa làm việc. Ăn nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và một số thực phẩm tươi sống. Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chua, thiếu đạm, thiếu vitamin… đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ loét bằng cách thúc đẩy viêm và cản trở chức năng miễn dịch.
Stress, căng thẳng kéo dài
Những người thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức có tỉ lệ viêm loét dạ dày cao hơn những người bình thường khác. Bởi căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa. Do đó, cơ thể dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập đặc biệt là vi khuẩn HP.
Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến viêm và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét. Mặt khác, uống nhiều rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành các vết loét dạ dày đã có.
Di truyền
Nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày thì bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh này, bởi nó mang tính di truyền.
Lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau: Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày- tá tràng.
Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng
Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): triệu chứng gần như luôn luôn xuất hiện ở bệnh loét dạ dày tá tràng. Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ, đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí ổ loét, tính chất đau có thể ít nhiều khác biệt.
Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và tính chất lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid kém hơn so với loét hành tá tràng.
Loét hành tá tràng: thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau tăng lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh.
Đau âm ỉ kéo dài, thành từng cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt.
Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy trướng bụng, ợ chua.
Trong đợt loét có thể sụt cân nhẹ, sau đợt loét sẽ trở lại bình thường.
Biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng
- Xuất huyết tiêu hóa trên (chảy máu vết loét): là biến chứng thường gặp nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.
- Thủng hoặc dò ổ loét: đây là biến chứng thứ hai sau chảy máu. Thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội như dao đâm.
- Hẹp môn vị: thường gặp ở ổ loét hành tá tràng. Thường biểu hiện là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ.
- Ung thư hóa: tỉ lệ ung thư hóa khoảng 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.
Chế độ sinh hoạt người bệnh loét dạ dày tá tràng
Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh loét dạ dày tá tràng:
- Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…
- Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
- Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
- Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
- Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại thuốc hiện đang dùng.
- Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ.
- Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…
Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày với sản phẩm Nano curcumin của tập đoàn OGO
Viêm loét dạ dày là một chứng bệnh khó chịu và dai dẳng, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách:
- Tránh stress.
- Ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ.
- Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn.
- Hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.
Hiện tại, tập đoàn OGO Group có sản phẩm Nano curcumin với những công nghệ xử lý curcumin ưu việt với 8 loại curcumin không phải sản phẩm nào cũng có. Những lúc dạ dày lên cơn đau, đau đến mức chỉ nằm một chỗ ôm bụng, nhiều lúc đau quá còn khóc nữa, không ngồi dậy nổi, đau đớn, đi lại khó khăn hãy pha 1 ly nano curcumin của tập đoàn OGO để giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng nhé.
Kết hợp sử dụng Nano curcumin ngày 2 lần sáng/tối để tránh khỏi những tác nhân gây hại cho dạ dày nhé mọi người. Nano curcumin của tập đoàn OGO là sản phẩm an toàn, lành tính có công dụng rất tốt trong việc điều trị dạ dày và đã được các chuyên gia khuyên dùng.
Đặc biệt, việc sử dụng ???? ???????? mỗi ngày sẽ giúp làm giảm và điều trị các triệu chứng về viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ dạ dày khỏi những tác nhân gây hại.
Hiện sản phẩm của công ty đã được phân phối trải đều tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc với nhiều chi nhánh, đại lý trên khắp cả nước giúp khách hàng dễ dàng tìm mua sản phẩm khi có nhu cầu.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 1900636895.
Địa chỉ: KĐT The Manor Central Park – Hà Nội