Nghệ là một nguyên liệu tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nghệ rất tốt cho cơ thể và não bộ. Các tác dụng của nghệ đã được chứng minh hiện nay chủ yếu là chống oxy hóa, làm lành vết thương, chống viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan, ngừa ung thư…
1.Nghệ chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học mạnh mẽ
Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong củ nghệ không phải là cao, nó chiếm khoảng 3% trọng lượng củ nghệ.
Nhưng curcumin không dễ để hấp thu, người ta thường sử dụng hạt tiêu đen kèm với curcurin vì trong hạt tiêu đen có chất piperine, một chất tự nhiên làm tăng sự hấp thu curcumin lên tới 2000 lần.
Curcurin còn có khả năng tan trong chất béo, cho nên nó vẫn thường được sử dụng cùng với bữa ăn nhiều mỡ.
Curcumin có trong nghệ là một hợp chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên
Tình trạng viêm có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cơ thể chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài và sửa chữa tổn thương. Nếu không có viêm, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công cơ thể và tiêu diệt chúng ta.
Mặc dù viêm cấp tính (ngắn hạn) là có lợi, nhưng nó có thể trở thành vấn đề lớn khi viêm chuyển sang mãn tính (dài hạn) và có những phản ứng không chống lại các mô của cơ thể.
Viêm mạn tính ở mức độ thấp có vai trò rất lớn trong hầu hết các bệnh lý mạn tính bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hội chứng chuyển hóa, Alzheimer và nhiều tình trạng thoái hóa khác nhau.
Vì vậy, bất cứ điều gì có thể giúp chống lại tình trạng viêm mạn tính đều có tầm quan trọng trong việc dự phòng và thậm chí điều trị các bệnh lý này.
Gần đây curcumin cũng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori, một vi khuẩn có vai trò quan trọng trong các bệnh lý dạ dày tá tràng.
2. Tác dụng của nghệ làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Hoạt chất Curcumin có trong nghệ giúp đảo ngược quá trình có thể gây ra bệnh tim ở người.
Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất như kali trong củ nghệ giúp bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh và ổn định.
3.Cải thiện chức năng của não bộ
Thành phần curcumin kết hợp với mật ong có thể làm ngăn chặn các tế bào não bị tổn thương. Đặc biệt, các dưỡng chất trong mật ong còn góp phần kích thích quá trình sản sinh các tế bào não mới.
4.Hỗ trợ bệnh viêm khớp
Nghệ ngoài chứa hoạt chất curcumin, còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và những loại viêm khác. Thế nên việc sử dụng nghệ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm khớp sẽ mang lại nhiều hiệu quả.
5.Tác dụng của nghệ làm lành vết thương, điều trị sẹo
Nghệ có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên khả năng làm lành vết thương của nghệ cực kỳ hiệu quả. Nếu bị thương hoặc bỏng có thể bôi nghệ lên khu vực đó để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo.
6.Ngăn ngừa lão hóa da
Thành phần của nghệ chứa các loại vitamin như: C, E, K cùng với curcumin sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới thay cho các tế bào cũ, tiêu diệt vi khuẩn và các gốc tự do có hại. Nhờ đó chống lại sự lão hóa, giúp làn da thêm trẻ trung, khỏe mạnh.
7.Điều trị đau dạ dày
Nghệ có tính nóng, cay, có tác dụng bảo vệ dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó làm giảm tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Sử dụng nghệ đúng cách có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu thường gặp.
8.Ngăn ngừa và điều trị ung thư
Curcumin có trong nghệ có tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về ung thư. Sử dụng nghệ thường xuyên sẽ giúp giảm sự hình thành các tế bào ung thư, tiêu diệt gốc tự do gây hại.
9.Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng có thể có một lợi ích của củ nghệ liên quan đến việc ngăn ngừa tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường type 2. Lợi ích của nghệ trong phòng ngừa bệnh đái tháo đường phần lớn là do khả năng chống lại hội chứng chuyển hóa.
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, curcumin trong củ nghệ có khả năng cải thiện tình trạng oxy hóa trên khắp cơ thể và chống viêm.
Curcumin còn có tác dụng hạ đường huyết và nhạy cảm với insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin và các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Lưu ý khi sử dụng
Không nên sử dụng nghệ với liều lượng quá nhiều, có thể sẽ gây ra tác dụng phụ và vàng da, tiêu chảy, buồn nôn…
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng bất kì loại thuốc nào.
Không nên sử dụng nghệ khi gặp các vấn đề về túi mật.
Có thể kết hợp nghệ với mật ong để phát huy tối đa tác dụng điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu về nước rửa chén bảo vệ da tay hiệu quả nhất (baliogogroup.vn)
- Cây chó đẻ răng cưa nhìn như nào, có công dụng gì (congnghecaocnc.vn)
- Tại sao Lười vận động nhưng người Nhật vẫn khỏe mạnh và sống lâu? (congnghecaocnc.vn)