Gan là một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa và là một cơ quan không thể thiếu trong cơ thể của bạn… Gan là một trong những cơ quan chăm chỉ nhất trong cơ thể; gan thực hiện hàng trăm chức năng: vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết và nội tiết; vừa là kho dự trữ của nhiều chất đồng thời cũng là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể.
Cùng chia sẻ bài viết sau đây để nhận biết rõ hơn về vai trò;chức năng vô cùng quan trọng của gan đối với cơ thể bạn nhé!
Gan là gì ?
Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen; tổng hợp protein huyết tương và thải độc.
Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.
Vai trò và chức năng của gan
Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết; vừa có chức năng nội tiết; vừa là kho dự trữ của nhiều chất; vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng.
Chức năng chuyển hóa
Sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid, lipid, protid) diễn ra ở nhiều cơ quan; tổ chức khác nhau trong cơ thể; nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ.
Chuyển hóa glucid: Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Chuyển hóa lipid: Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn tổng hợp thành triglycerid, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức; tế bào khắp cơ thể.
Chuyển hóa protid : Với protein, gan là một trung tâm chuyển hóa quan trọng đồng thời cũng là một kho dự trữ quan trọng nhất của cơ thể. Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein chức năng. Các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.
Chức năng chống độc
Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.
Gan thực hiện chức năng chống độc bằng 2 cách như sau:
- Bằng các phản ứng hóa học: đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure; phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.
- Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng; các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.
Chức năng tạo mật
Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu; giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Chức năng dự trữ
Dự trữ các vitamin tan trong dầu: Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật; vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như : vitamin A, vitamin D, vitamin E ..
Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn; có thể dùng cho cơ thể khoảng 2 năm ở điều kiện bình thường.
Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
Dự trữ máu: gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể. Do đặc điểm cấu tạo của gan, các tế bào nội mạc của các xoang mạch nam khoa không gắn chặt vào nhau mà chỉ xếp chồng lên nhau, khiến cho các xoang này dễ giãn và to hơn bình thường và như vậy sẽ chứa được nhiều máu hơn ở các mạch khác trong cơ thể, thực hiện chức năng dự trữ máu.