Liên quan đến hệ tiêu hóa; bệnh lý dạ dày khiến nhiều người phải kiêng cữ và hạn chế nhiều loại thức ăn. Dù hoa quả rất tốt, nhưng cũng rất nhiều loại trái cây người mắc bệnh dạ dày không nên ăn.
Bệnh dạ dày không nên ăn những trái cây:
Trái cây có tính axit
Một cách để phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau do tổn thương dạ dày là tránh các loại thực phẩm; đồ uống có nồng độ axit cao. Các loại trái cây tiêu biểu gồm: cam, chanh, dứa, bưởi, xoài, me, cóc… Việc tiết chế các loại thực phẩm thuộc nhóm trên có thể giảm kích ứng và cơn đau không đáng có.
Đo giá trị pH của thực phẩm là một cách được áp dụng phổ biến nhất để xác định được độ axit hoặc độ kiềm của chúng.
Các loại trái cây có chứa nhiều axit, bao gồm: Nước chanh: pH từ 2.00–2.60, Chanh: pH từ 2.00–2.80; Mận xanh: pH từ 2.80–3.40; Nho: pH từ 2.90–3.82; Quả lựu: pH từ 2.93–3.20; Bưởi: pH từ 3.00–3.75; Việt quất: pH từ 3.12–3.33; Dứa: pH từ 3.20–4.00; Táo: pH từ 3.30–4.00; Đào: pH từ 3.30–4.05; Cam: pH từ 3.69–4.34; Cà chua: pH từ 4.30–4.90.
Thông thường, các loại trái cây có múi sẽ có độ pH thấp, nghĩa là chúng có tính axit. Cam quýt và một số thực phẩm có tính axit khác có thể góp phần gây ra các triệu chứng như loét hoặc trào ngược dạ dày ở những người có vấn đề về đường tiêu hóa.
Trái cây có tính nóng
Mùa hè là thời điểm có nhiều trái cây ngon nhất, cũng là lúc mọi người thích ăn trái cây để làm dịu sự háo khát. Đáng tiếc rằng không ít loại quả khoái khẩu của số đông lại mang tính nóng, chỉ nên ăn ở mức vừa phải, thậm chí nên tránh tối đa với những người tạng nhiệt.
Một số loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, vải, nhãn… thường không được khuyến khích cho người bị đau dạ dày do chúng chứa nhiều đường, chất béo, gây nóng trong người, khó tiêu, đầy hơi. Do đó, người bệnh cần hạn chế ăn để cải thiện bệnh.
Trái cây đóng hộp
Các loại hoa quả đóng hộp thường chứa chất bảo quản và nguyên liệu phụ gia để lưu giữ độ tươi của trái cây. Việc bổ sung nguyên liệu trên thường xuyên có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày; khiến cho tổn thương lan rộng hơn.
Kiwi
Kiwi giàu vitamin C, có tác dụng nhuận tràng tốt. Tuy vậy, người bị đau dạ dày không nên ăn nhiều để tránh bị đau bụng, tiêu chảy.
Hồng
Hồng là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là loại hoa quả có lợi cho người bị đau dạ dày.
Các chuyên gia cho biết, hồng chứa hàm lượng lớn tanin – chất có vị chát; dễ tan trong nước nhưng khó tan trong môi trường axit. Ăn hồng khi đói có thể khiến cho tanin bị vón cục, gây kết khối dạ dày. Người mắc phải chứng này thường xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, thậm chí là đại tiện ra máu. Do đó, người bị dư axit dạ dày, viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng và tuyệt đối không ăn khi đói.
Đào
Mặc dù chứa nhiều canxi, vitamin, muối vô cơ, sắt, đường glucose và fructose tốt cho sức khỏe đường ruột và máu; song đây không phải là loại trái cây phù hợp với người bị đau dạ dày. Người bị đau dạ dày ăn nhiều đào có thể gây rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa làm việc “vất vả” hơn.
Ngoài ra, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện cùng sản phẩm đặc trị được nhiều chuyên gia đánh giá là một liệu trình hoàn hảo đánh bay bệnh đau dạ dày nhanh chóng. Trong đó, từ lâu, chúng ta đã biết ứng dụng của curcumin trong phòng tránh và điều trị bệnh dạ dày.
Với ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất và tách chiết; sản phẩm Nano Curcumin (dạng bột) và Nano Curcumin mật ong (dạng gel); đến từ tập đoàn OGO đang là những sản phẩm hot; được ưa chuộng trên thị trường nhờ tính tối ưu hấp thu và hiệu quả nhanh chóng.
Sản phẩm hiện đang được phân phối trên toàn quốc. Bạn cũng có thể đặt hàng nhanh cũng như tham khảo các thông tin về sản phẩm qua hotline 1900636895. Đồng thời, đừng quên tham khảo các thông tin hữu ích trên website https://ogogroup.vn/. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.