Nguyên nhân và cách điều trị bệnh táo bón

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu. Hiểu rõ về táo bón sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm; tránh tình trạng táo bón lâu ngày có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hóa như trĩ, các bệnh về hậu môn trực tràng. Dành ngay 2 phút cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh táo bón.

Táo bón là gì?

Táo bón (consitipation) là sự chậm vận chuyển phân; thể hiện bằng việc ít hơn 3 lần trong 1 tuần, phân khô hoặc cứng. Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều; phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng.

Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau; nhưng thông thường ở người lớn, là việc không đi đại tiện quá 3 ngày; ở trẻ em, một tuần không thể đi đại tiện 3 lần thì được coi là táo bón. Trong việc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ thường chia táo bón thành 2 nhóm; đó là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.

Triệu chứng của bệnh táo bón

  • Đại tiện phân khó ra hoặc không ra hết.
  • Bên cạnh đó, người mắc thường xuyên phải rặn mạnh để bài tiết, thậm chí có những trường hợp phải dùng tay để hỗ trợ.
  • Khoảng cách giữa các lần đi cầu thưa, 2-3 ngày thậm chí lên tới 5-6 ngày mới đi ngoài một lần.
  • Táo bón có thể gây suy giảm sức khỏe cả về cơ thể lẫn tinh thần.
  • Căng chướng bụng dưới, căng tức hậu môn.
  • Chán ăn, mệt mỏi buồn nôn và ngủ không ngon giấc.

Táo bón nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ có những biến chứng gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hóa như trĩ, các bệnh về hậu môn trực tràng, đi ngoài phân máu, nứt kẽ hậu môn, tắc ruột,..

Nguyên nhân gây táo bón

  • Hệ tiêu hóa: Táo bón có thể xuất hiện nếu người mắc có những bệnh về hệ tiêu hóa như: u tại ruột, hẹp đường ruột, tắc ruột…
  • Những vấn đề ở đại tràng: Các bệnh về co thắt đại tràng có khả năng gây ra táo bón thường xuyên do phân không thể bài tiết ra ngoài cơ thể.
  • Thiếu chất xơ: Chất xơ rất cần cho hệ tiêu hóa để phân mềm hơn đồng thời có tác dụng nhuận tràng, giảm ma sát.

  • Ảnh hưởng do thuốc: Nhiều loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng phân khô cứng; ức chế co bóp khiến táo bón xuất hiện.
  • Ngồi quá lâu tại chỗ: Ít vận động khiến máu không được lưu thông; giảm tuần hoàn máu dẫn đến ảnh hưởng tới các cơ hậu môn và hệ thống tiêu hóa dễ gây ra táo bón.
  • Thường xuyên nhịn đại tiện: Nhịn đại tiền trong thời gian dài và thường xuyên sẽ khiến không chỉ phân cứng mà còn khiến đường ruột trở nên mẫn cảm dẫn đến khó đại tiện.
Điều trị táo bón

Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau:

  • Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil).
  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol).
  • Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân; làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.
  • Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn.
  • Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara); giúp ruột co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8 – 10 ngày. Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu có thể gây biến chứng cho đường ruột, có hại cho gan, thận và đặc biệt nó không giải quyết được gốc rễ của bệnh. Nếu tình trạng của bạn kéo dài bạn nên đi đến chuyên gia để được tư vấn.

Cách phòng bệnh táo bón
  • Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose); như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng…
  • Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày.
  • Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, bơ, sữa trâu, sữa bò…
  • Bổ sung thêm các sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa có thể kể đến là Nano curcumin được chiết xuất 100% từ nghệ vàng tươi, quy trình công nghệ đạt chuẩn GMP. Tác dụng giúp kích thích gan tăng sản xuất và bài tiết các loại acid mật; từ đó tăng khả năng tiêu hóa – một trong những nguyên nhân chính gây nên táo bón.

Xem thêm Nano curcumin: https://congnghecaocnc.vn/san-pham/nano-curcumin-dang-bot-30g/

  • Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc…
  • Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu; lương thực thô, khoai lang, khoai tây, đu đủ…, để thúc đẩy nhu động ruột.
  • Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh; trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.
  • Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng. Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa ăn.
  • Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh táo bón. Bạn đừng quên chia sẻ cho mong người cùng biết để phòng tránh bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *